Nhắc đến văn hóa cồng chiêng, cà phê hay những chú voi thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến du lịch Đắk Lắk, một tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam. Nếu bạn đã mải miết mãi với những bãi biển đẹp, những ngọn núi trùng điệp hay những thắng cảnh du lịch sầm uất, hãy dành thời gian “đổi gió” với miền đất Tây Nguyên hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm này. VNTRIP.VN sẽ đưa bạn “du hí” Tây Nguyên một vòng từ những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất cho đến những món đặc sản địa phương ấn tượng nhất nhé!
Du lịch Đắk Lắk mùa nào đẹp
Đắk Lắk thuộc khu vực khí hậu cao nguyên với hai mùa rất rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thời gian lý tưởng để tham quan nơi đây là tháng 12 đến tháng 3 bởi thời gian này là thời gian hoa dã quỳ nở rực cả vùng núi Tây Nguyên, hoa cà phê nở trắng núi đồi và cũng là khoảng thời gian diển ra nhiều lễ hội lớn nhất.
Cuối tháng 12 đầu tháng 1 là thời điểm dã quỳ nở rực rỡ (Ảnh: ST)
Phương tiện di chuyển
Hàng không: Hiện tại, đang có 3 hãng bay khai thác đường bay đến Buôn Mê Thuột bao gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines.
Với Vietnam Airlines, hãng bay này đang khai thác tuyến bay từ Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM đến Buôn Mê Thuột. Cụ thể như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh – Buôn Mê Thuột: giá vé xấp xỉ 1.000.000 đồng/chiều. Tuy nhiên, nếu bạn săn được thời điểm giá vé rẻ thì chỉ 600.000 đồng chiều.
Hà Nội – Buôn Mê Thuột: giá vé khứ hồi nằm ở khoảng 2.800.000 đồng.
Đà Nẵng – Buôn Mê Thuột: giá vé khứ hồi thấp nhất sẽ tầm khoảng 2.100.000 đồng.
Vinh – Buôn Mê Thuột: giá vé khứ hồi nằm ở khoảng 2.800.000 đồng nhưng tuyến này ít khai thác (chỉ có vào thứ 3,4,6,7 và chủ nhật sẽ chỉ có tuyến đi một chiều)
Với hãng Vietjet Air, vé khứ hồi tuyến Hà Nội – Buôn Mê Thuột tầm khoảng 2.400.000 đồng và tuyến TP.HCM – Buôn Mê Thuật là tầm 1.100.000 đồng khứ hồi.
Với hãng Jetstar, có hai tuyến bay từ TP.HCM và Vinh đến Buôn Mê Thuột. Gía vé từ TP. HCM đến Buôn Mê Thuột là 800.000 đồng khứ hồi nhưng không có tuyến bay vào thứ 3 và thứ 5. Tuyến Vinh – Buôn Mê Thuộật có giá tầm 1.500.000 đồng khứ hồi nhưng chỉ bay vào các ngày thứ 2, 4 và 7.
Xe khách: Từ 3 thành phố lớn nhất nước ta đều có các xe khách chạy thẳng đến Buôn Mê Thuột.
Từ TP. HCM đến Đắk Lắk có các chuyến xe với giá dao động trong khoảng 200.000 đồng – 300.000 đồng với thời gian di chuyển là 7 tiếng.
Từ Hà Nội đến Đắk Lắk có các chuyến xe với giá vé từ 600.000 – 700.000 đồng, di chuyển trong vòng hơn 1 ngày. Bạn nên cân nhắc đi xe khách tuyến này nếu bạn là một người say xe bởi thời gian di chuyển dài sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
Từ Đà Nẵng đến Đắk Lắk có các chuyến xe di chuyển trong vòng 12 tiếng với giá vé trung bình là 250.000 đồng.
Địa điểm tham quan ở Đắk Lắk
Đá Voi Mẹ
Đá Voi Mẹ nằm cách trung tâm TP. Buôn Mêa Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27. Tảng đá này được ước lượng là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam với chiều dài khoảng 200m với chu vi dưới chân đá khoảng 500m, chiều cao là khoảng hơn 30m.
Leo lên đỉnh đá Voi Mẹ và ngắm khung cảnh trên cao (Ảnh: ST)
Bạn sẽ mất khoảng 15 phút để trèo lên đỉnh cao nhất của tảng đá và từ đó, bạn có thể ngắm nhìn từ trên cao rất nhiều thắng cảnh trong khu vực như: hồ Yang Reh và dãy Chư Yang Sin, nơi được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên. LMột lưu ý khi bạn leo lên đỉnh đá Voi Mẹ chính là bạn phải thật sự cẩn thận để tránh bị gió mạnh thổi làm ngã hay trượt tay khỏi chỗ bám..
Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk là một công trình kiến trúc khá ấn tượng với sự kết hợp giữa một nhà rông, một nhà dài của người Ê Đê và nhà trệt của người M’Nông. Bảo tàng nằm trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại cũ, nhìn bên ngoài trông rất bề thế và độc đáo.
Thiết kế kiến trúc độc đáo của bảo tàng (Ảnh: ST)
Ở trong bảo tàng là nơi trưng bày nhiều hiện vật của các dân tộc Tây Nguyên, nơi đây sử dụng 4 thứ tiếng là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ê Đê để trưng bày và thuyết minh về các hiện vật đó. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc sáng tạo cùng những hiện vật phong phú để có thêm cơ hội hiểu về cuộc sống, sắc màu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Cụm thác Đray Nur, Đray Sap
Cụm thác này đều thuộc dòng sông Serepok, thác Đrây Sáp là thác Chồng, thác Đrây Nur là thác Vợ theo tên gọi quen thuộc của người dân địa phương. Ẩn sau hai ngọn thác hùng vĩ này chính là một truyền thuyết của núi rừng. Thác Đray Sáp và Đray Nur có thể đi thông qua nhau và nơi giao nhau này cũng chính là điểm du lịch, thăm thú tuyệt vời cho du khách.
Thác Dray Sap và Dray Nur (Ảnh: ST)
Đến đây vào mùa mưa tuy đường xá đi lại khá vất vả nhưng lại được ngắm thác đẹp hơn.
Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn Quốc gia Yok Đôn là vườn quốc gia rất rộng nhất Việt Nam bởi nó nằm trên địa bàn 3 huyện bao gồm huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Với địa hình tương đối bằng phẳng, Yok Đôn sở hữu hai ngọn núi nhỏ ở phía Nam của sông Serepok. Những cánh rừng ở vườn quốc gia Yok Đôn chủ yếu là rừng tự nhiên. Phần lớn rừng là rừng khộp và đây cũng là vườn quốc gia duy nhất trên nước ta bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
Cưỡi voi đi qua những khu rừng ở Yok Đôn (Ảnh: ST)
Đến với Yok Đôn, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các hình thức du lịch sinh thái khá thú vị như cưỡi voi, đi tản bộ trong rừng hay đạp xe địa hình băng qua các cánh rừng nguyên sinh. Ngoài ra, đi du thuyền độc mộc trên dòng Seperok cũng là trải nghiệm rất thơ mộng mà chỉ có Tây Nguyên mới mang lại cho bạn được.
Buôn Đôn
Buôn Đôn hay Bản Đôn đã từng được nhắc đếển rất nhiều trong những câu hát của trẻ thơ. Tuy nhiên, ít ai biết rõ rằng nơi đây là nơi chung sống của các dân tộc Ê đê, M’Nông, Gia Rai, Lào, Thái… Đến Đắk Lắk, bạn không thể bỏ qua Buôn Đôn bởi nếu không ghé thăm Buôn Đôn thì có lẽ bạn chưa thực sự đến Tây Nguyên. Điều thú vị nhất mà mọi nguời đều mong đợi khi đến Buôn Đôn chính là hoạt động cưỡi voi, bạn sẽ chỉ mất 300.000 đồng để cưỡi những chú voi dễ thương trong vòng 30 phút với 3 người, một chú voi có thể đưa tầm 3-4 người đi vòng quanh Buôn. Cảm giác thích thú trên hành trình cưỡi voi này chắc là lúc những chú voi đi băng qua sông Serepok.
Cưỡi voi ở Bản Đôn (Ảnh: ST)
Một điểm đến nổi tiếng ở Buôn Đôn chính là nhà của huyền thoại săn voi Amakong cùng với loại rượu mang tên ông. Ngoài ra, cảm giác đi qua cây cầu treo dài nhất Việt Nam cũng sẽ rất thích thú hay hoạt động thăm nhà dài hàng trăm mét của người dân nơi đây, thăm mộ vua voi cũng chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác mới mẻ.
Hồ Lắk và biệt thự Bảo Đại
Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ 2 ở Việt Nam với chiều rộng 5km. Điều thú vị là hồ này thông sang tận Biển Hồ ở Pleiku. Bạn sẽ có nhữngMột số trải nghiệm thú vị ở hồ Lắk như là đi thuyền ngắm cảnh hồ, dạo quanh các buôn làng ngắm nhìn khung cảnh lao động của người dân nơi đây hay tạt vào các khu chợ cóc thử các món ăn vặt.
Vẻ đẹp bảng lảng của hồ Lắk (Ảnh: ST)
Ngoài ra, gần khu vực này có biệt thự Bảo Đại nằm ở ngay trên đồi, đây thực sự là điểm ngắm nhìn hồ Lắk trên cao tuyệt vời nhất. Điểm lãng mạn khác và cũng sẽ được dân ghiền chụp ảnh yêu thích chính là con đường lên biệt thự phủ đầy rêu và những cây đại nở hoa trắng tinh khôi, những cánh hoa rụng in lên mặt đường vô cùng thơ mộng. Bạn cũng có thể thưởng thức ngay một ly cà phê trên khuôn viên của biệt thự. Tựa như cảm giác ngồi ở một quán cà phê trên cao ở Sapa ngắm nhìn toàn núi đồi bồng bềnh trong mây thì ngồi ở mảnh đất của cà phê chính gốc, nhâm nhi vị đắng và ngắm nhìn biển hồ Tây Nguyên cũng chắc chắn không kém phần thú vị.
Buôn Akô Đhông
Nằm cuối đường Phan Chu Trinh, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, Akô Đhông chính là nguồn cội tạo nên thành phố Buôn Maê Thuộật ngày nay. Cái tên Akô Đhông có nghĩa là “suối đầu nguồn”, đây là buôn làng hùng mạnh và giàu có nhất vào thời xưa. Những căn nhà cổ trong buôn bây giờ vẫn được giữ nguyên để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Khung cảnh thơ mộng dẫn vào những ngôi nhà ở buôn Ako Dhong (Ảnh: ST)
Lối đi vào buôn cũng được trồng hoa rất thơ mộng, bạn có thể được trải nghiệm các lễ hội mang đậm bản chất Tây Nguyên nếu bạn đến đây vào thời gian các già làng tổ chức lễ hội để giữ gìn nếp sống, văn hóa buôn làng.
Khu du lịch sinh thái Kotam
Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 7km, khu du lịch sinh thái Kotam tọa lạc ở Km4, quốc lộ 26, phường Tân Hòa, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột là một điểm đến đáng để bạn trải nghiệm khi tới với vùng đất cao nguyên. Nơi đây sở hữu những con dường hoa dã quỳ, vào tháng 12 thì nở vàng rực khu vực. Ngoài ra, không gian văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng được thể hiện trong các khu trưng bày, trong các nếp nhà cũng như những mặt hàng thổ cẩm tinh tế mà bạn có thể mua về làm quà.
Nét văn hóa Tây Nguyên thể hiện qua những nếp nhà (Ảnh: ST)
Khu du lịch sinh thái Ea Kao
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 12km, ở ngay cuối đường Y-Wang, hồ nước ngọt Ea Kao là điểm nổi bật trong khu du lịch sinh thái Ea Kao.
Với diện tích lên tới 120 ha, khu du lịch sinh thái Ea Kao là một khu vực lý tưởng để tổ chức cắm trại hay tổ chức picnic ngoài trời, rất lý tưởng cho các hoạt động teambuilding. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là dịch vụ ở đây còn khá hạn chế nên nếu có ý định tổ chức vui chơi ở đây, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng các vật dụng cần thiết từ trước.
Khu du lịch sinh thái Ea Kao (Ảnh: ST)
Cây kơ-nia cổ thụ
Cây kơ-nia cổ thụ nằm trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm tỉnh, là một loài cây gỗ lớn, cao khoảng 15-30m cùng với đường kính 40-60cm. Cây kơ-nia mang ý nghĩa tâm linh rất lớn, được xem là nơi trú ngụ của các vị thần nên người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây không bao giờ dám chặt phá. Ngoài ra, cây kơ-nia còn gắn với hình ảnh Tây Nguyên từ bao đời nay, bóng cây to lớn che chắn cho người dân nơi đây bao đời.
Chùa sắc tứ Khải Đoan
Chùa sắc tứ Khải Đoan là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đăk Lăk. Ngôi chùa được xây dựng ở khu vực Tây Nguyên vào năm 1951 với ý nghãi tên gọi được ghép từ tên vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy.
Chùa Khải Đoan (Ảnh: ST)
Sau khi trùng tu và được bổ sung thêm các công trình mới, ngôi chùa trở thành địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Buôn Ma Thuật.
Làng cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu có tiếng không chỉ ở trong mà còn là ngoài nước. Còn gì tuyệt vời hơn được đến tân mảnh đất sản sinh ra thương hiệu cà phê nổi tiếng để được thưởng thức tách cà phê chính gốc hay mua cà phê về làm quà cho người thân, bạn bè. Ngoài ra, kiến trúc khu làng này cũng rất thú vị với các khu tiểu cảnh được thiết kế khá hoành tráng như thác nước lớn, cầu, suối, ao hồ hay nhà sàn…
Thưởng thức tách cà phê nổi tiếng ngay tại quê hương của nó (Ảnh: ST)
Những món ăn hấp dẫn
Bún đỏ
Sở dĩ món ăn có tên bún đỏ bởi cái màu đỏ đặc trưng của nước dùng làm nên bát bún này. Với sự kết hợp của các nguyên liệu như gạch cua, trứng cút, rau ăn cùng…bát bún đỏ thực sự sẽ chinh phục được mọi thực khách. Bạn có thể tìm đến ăn bún đỏ tại các quán vỉa hè góc đường Lê Duẩn, Phan Đình Giót…
Bún đỏ (Ảnh: ST)
Bún giò chìa
Món bún giò chìa có nước dùng khá giống với món bún bò Huế tuy nhiên, nguyên liệu làm nên bún đậm chất Tây Nguyên sẽ là điểm khác biệt khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Người dân nơi đây sử dụng phần tảng thịt phía chân sau của con lợn đem rửa sạch rồi mới ninh nhừ. Khi có khách đến, chủ quán sẽ đem thả từng khúc giò vào nồi nước dùng đang nóng trên bếp rồi mới cho vào tô bún. Một số địa điểm để bạn có thể thưởng thức món bún này là đường Nguyễn Tất Thành, Tản Đà, đường YBih Aleo, góc Bà Ttriệu – Hùng Vương…
Bún giò chìa (Ảnh: ST)
Bò nhúng me
Món ăn này được nhận xét là món ăn khiến bạn ăn mãi không chán với vị chua chua, ngọt ngọt của nước me khi ăn kèm thịt bò thái mỏng thêm tỏi phi. Nó có nét từa tựa bánh mì chảo với những miếng thịt bò đặt trên một cái khay nóng kèm nước sốt me chua ngọt. Bò nhúng me mà ăn cùng bánh mì thì thực khách chắc chắn sẽ rất thích thú, vị ngon kích thích vị giác này hứa hẹn sẽ làm hài lòng cả những người kĩ tính nhất trong ăn uống.
Rau tập tàng
Rau tập tàng là tổng hợp nhiều loại rau hoang dã ở các khu vườn, vào mùa mưa các loại rau này thực sự mọc rất nhiều nên ăn vào mùa này, rau sẽ tươi ngon nhất. Đến với Buôn Ma Thuật, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều món ăn với loại rau này trong nhiều cách chế biến khác nhau như rau tập tàng nấu cua, rau tập tàng nấu canh tôm…
Rau tập tàng nấu tôm (Ảnh: ST)
Canh chua cá lăng
Cá lăng là một món cá rất nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Canh chua cá lăng là một món ăn ngon miệng vừa chua chua lại có vị ngon của cá, hơn nữa, nó có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng mùa hè. Một địa chỉ để ăn món canh chua cá lăng nổi tiếng chính là nhà hàng DakMe tọa lạc ở số 143 Ngô Quyền.
Thịt nai
Thịt nai giờ là món ăn đặc sản và cũng hầu như là chỉ Tây Nguyên mới có. Thịt nai được cho là ít mỡ, thịt mềm, ngon hơn cả bê được phục vụ trong hầu hết các nhà hàng ở núi rừng Tây Nguyên. Nai chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon mà chỉ nghe tên thôi là bạn đã thấy bụng sôi sục rồi như nai nướng, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, nai khô…